|
Những người làm việc trong môi trường xây dựng, môi trường thường mắc bệnh môi trường như lao phổi
|
Xanh hoá nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục môi trường trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Việc làm này nếu đạt kết quả tốt nó sẽ góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường chung của nhân loại.
Trong chương trình Vì sự thay đổi (Chương trình 21) của Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất ở RiO năm 1992, phần nói về trẻ em và thanh niên trong sự nghiệp phát triển bền vững đã nêu:
"Trẻ em chiếm tới gần một nửa dân số ở nhiều nước đang phát triển. Ở cả các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá, trẻ em rất dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của suy thoái môi trường.Thanh niên chiếm tới một phần ba dân số thế giới và họ cần phải có tiếng nói trong việc xác định tương lai của mình. Vai trò tích cực của họ trong việc bảo vệ môi trường và tham gia trong các quyết định về môi trường và phát triển là hết sức quan trọng đối với sự thành công lâu dài của Chương trình Hành động 21".
Thực vậy, chương trình giáo dục môi trường quốc tế bắt đầu từ năm 1975 và ngay sau đó khoảng 60 quốc gia đã đưa giáo dục môi trường vào các kế hoạch giảng dạy và chương trình này đã bổ sung thêm sau Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo ở Mátxcơva năm 1987.
Chương trình giáo dục môi trường đã được các cơ quan UNEP, UNICEF và UNESCO bảo trợ cho Thập kỷ thế giới về giáo dục môi trường 1990 - 1999.
MTX (TH) Sưu tầm
|
Cây cỏ, hoa lá là một thành phần không thể thiếu được của tự nhiên. Cây cỏ, hấp thụ khí cácboníc, nhả ra khí oxy - là loại khí rất cần cho con người và muôn loài hít thở.
Trong thành phố đông người, nhiều ôtô, xe máy, thường đốt nhiều than dầu, thải ra nhiều khí cacbonic và nhiều loại khí độc hại vào không khí. Vì thế trong thành phố cần có nhiều cây xanh để lượng khí cacbonic và các khí độc hại khác không tăng lên quá cao, nhờ đó không khí đỡ ngột ngạt, khó thở.
Cây cỏ, hoa lá tạo cho quang cảnh sự tươi mát, dễ chịu, với nhiều màu sắc tự nhiên. Cây cỏ, hoa lá là nơi sinh sống, là điểm thu hút nhiều loài động vật tự nhiên như chim, bướm, côn trùng... Trong một thành phố có quá nhiều nhà cửa, nhà máy, công trình bằng gạch, ngói, bê tông, sắt thép, những khoảng cây cỏ, hoa lá xanh tươi, với chim bay, bướm lượn sẽ làm dịu mắt mọi người, làm giảm bớt căng thẳng thần kinh. Đồng thời những không gian như vậy cũng giúp cho nhiều trẻ em, chỉ sống trong các nhà cao tầng ở thành phố, có được khái niệm về môi trường tự nhiên, có được những hình tượng sống động cho các từ mới học, có được cảm hứng trong sáng tác văn học. Thật vậy, nếu không có cây cỏ, thì làm sao có tiếng ve râm ran suốt trưa hè, làm sao có những cuộc chọi dế, lấy đâu ra màu phượng vĩ chói chang và bốn mùa của các em sẽ chẳng còn mấy thú vị nữa.
Cây cỏ hoa lá giữ cho đất được ẩm và không bị mặt trời nung nóng. Trong khi đó những con đường nhựa, những khối nhà bê tông bị mặt trời hun nóng, lại toả nhiệt ra làm nóng không khí xung quanh, các xe có động cơ, máy điều hoà nhiệt độ cũng làm không khí đường phố nóng thêm. Do đó nếu có nhiều khoảng cây xanh trên đường phố, xen kẽ với các khu xây dựng, thì không khí thành phố sẽ được điều hoà, bớt nóng hơn. Các con đường có nhiều cây xanh, bóng mát, giúp cho người qua đường tránh được cái nắng nóng mùa hè, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái khi đi lại.
Tán cây như một tấm lưới, nó giữ lại một phần bụi trên lá và cản không cho bụi bay đi xa. Trong thành phố thường có nhiều bụi, do không khí nóng hơn, xe cộ và người đi lại thường xuyên, các công trình xây dựng đào đất, để vật liệu khắp nơi, các nhà máy nhả khói bụi liên tục... Những khoảng cây xanh trong thành phố sẽ như những cái máy hút bụi, làm sạch môi trường. Cây cỏ tiết ra một số chất kháng sinh thực vật có khả năng tiêu diệt vi trùng gây bệnh. Ở đâu có cây xanh ở đó không khí sạch sẽ hơn. Cây xanh cũng góp một phần nhỏ cung cấp củi gỗ và hoa quả tươi cho người dân đô thị.
Cây xanh có những tác dụng to lớn như vậy đối với môi trường và con người, nên trong các thành phố, nơi môi trường đang bị ô nhiễm, rất cần có nhiều cây xanh, cỏ và hoa.
MTX (TH) sưu tầm
|
Các nhà khoa học đều cho rằng nguyên nhân gây thủng tầng Ozon có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.
Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình.
Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon.
Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất.
|
Quan niệm về nước sạch tùy thuộc vào từng thời kì, tùy thuộc vào nhận thức, phong tục cũng như điều kiện phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật ở mỗi khu vực. Nhưng có thể hiểu nước sạch là nước không có màu, mùi vị khác thường gây khó chịu cho người uống, không có các chất tan và không tan độc hại cho con người, không có các vi khuẩn gây bệnh lâu dài, và không gây ra các tác động xấu cho sức khỏe con người sử dụng trước mắt cũng như về lâu dài.
Các loại nước con người sử dụng hầu hết có tạp chất có hại cho sức khỏe. Nguồn nước từ sông hồ thường có nhiều chất lơ lửng, một số chất khoáng hòa tan và các vi sinh vật gây bệnh cho con người. Còn nguồn nước từ các giếng khơi và giếng khoan thường trong, có ít vi khuẩn gây bệnh hơn, nhưng lại nhiều muối khoáng hơn hòa tan hơn, đặc biệt là sắt. Do vậy, trước khi sử dụng cho sinh hoạt, các loại nước này cần được xử lý để loại bỏ chất lơ lửng và sắt.
Tuỳ thuộc vào phương pháp xử lý và khử trùng, nước có thể đạt độ trong sạch tới mức uống được. Tuy nhiên mức độ khử trùng càng cao thì chi phí sản xuất càng lớn, làm giá thành nước tăng lên. Do đó, không phải ở đâu người ta cũng khử trùng nước máy tới mức có thể uống ngay được.
Đun sôi là biện pháp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong khi đun cần phải để cho nước sôi một lúc, nhất là khi đun nước trên các vùng núi cao. Bình đựng nước đun sôi để nguội, chai hộp nước ngọt uống dở phải được đậy kín để tránh côn trùng.
|
Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một địa điểm vào một thời điểm nhất định, được xác định bằng các yếu tố như: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa...
Các hiện tượng nắng, mưa, mây, gió, nóng, lạnh... thường thay đổi nhanh chóng qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Các cụ xưa có câu: "Đỏng đảnh như thời tiết". Thời tiết có thể dự báo hàng giờ, hàng ngày, hay dài hơn đến một tuần.
MTX (ST)
|
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó, như một tỉnh, một nước, một châu lục hoặc toàn cầu trên cơ sở chuỗi số liệu dài (thường từ nhiều tháng đến hàng triệu năm, trước đây thời gian dùng để đánh giá là 30 năm - Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới - WMO).
Khi ta nói "Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới nóng ẩm". Điều đó có nghĩa là nước ta thường xuyên có nhiệt độ trung bình năm cao và lượng mưa trung bình hàng năm lớn. So với thời tiết, khí hậu thường ổn định hơn. Ví dụ, Ninh Thuận, Bình Thuận là các tỉnh có khí hậu khô, nóng, mặc dù có một vài năm mưa nhiều, nhưng nói chung, khí hậu vẫn khô và nóng. Việt Nam có 7 vùng khí hậu.
MTX (ST)
|
BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Ví dụ, sự ấm lên hay lạnh đi.
Sự biến đổi về trạng thái khí hậu đó xảy ra do các quá trình tự nhiên hoặc do con người gây ra đối với các thành phần khí quyển.
MTX (ST)
|
Khí hậu Trái đất đã nhiều lần biến đổi do tự nhiên. Những thời kỳ băng hà xen lẫn những thời kỳ ấm lên của Trái đất đã từng xảy ra cách đây vài triệu năm.
Thời kỳ băng hà cuối cùng cách đây khoảng 110.000 đến 10.000 năm trước Công Nguyên (tương đương với thời kỳ đồ đá cũ và thời kỳ đồ đá giữa). Thời kỳ tiểu băng hà gần đây nhất, xảy ra ở Châu Âu vào giữa thế kỷ thứ 16 đến giữa thế kỷ thứ 19.
MTX (ST)
|
Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay bắt đầu xảy ra từ giữa thế kỷ 19. Nhiệt độ trung bình của Trái đất hiện nay đã tăng 0,74 độ C so với năm 1850. Thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua.
Do hiện tượng nóng lên, băng tuyết ở các cực của Trái đất, các đỉnh núi cao tan ra cùng với nước trong các đại dương nở ra, làm cho mực nước biển toàn cầu dâng lên trung bình 0,17m trong thế kỷ 20.
Theo đó, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực doan như bão, lũ lụt, hạn hán, lũ quét, lốc, nắng nóng, rét hại... xảy ra nhiều hơn, dị thường hơn và ác liệt hơn. Hiện tượng El Nino và La Nina xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn và mạnh hơn...
Cần lưu ý BĐKH tự nhiên là một quá trình tự vận động của Trái đất. Còn ngày nay, khi nhắc đến BĐKH, người ta muốn nhắc đến sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu hiện tại, với các nguyên nhân do con người gây ra.
MTX (ST)
|
|