Sản xuất đồ gỗ mà không cần chặt cây
Được biết, các nhà khoa học tại MIT đã chế tạo ra một loại gỗ có thể tùy chỉnh từ tế bào của một loài thực vật có hoa được gọi là Zinnia elegans, vốn thường được coi là giống zinnia thông thường.
/2022/che%20tao%20go.jpg)
Nghiên cứu mới cho phép sản xuất gỗ bằng công nghệ in 3D, giúp dẹp bỏ nạn chặt phá rừng
Đáng chú ý, phương pháp mới lạ này cho phép nhóm nghiên cứu có thể in sinh học và tạo ra các mảnh gỗ có hình dạng và kích cỡ bất kỳ. Điều này có nghĩa, nếu cần một chiếc bàn gỗ, chúng ta có thể trực tiếp sản xuất một chiếc bàn gỗ từ các tế bào.
Kết quả kỳ diệu này đạt được bằng phương pháp xử lý các tế bào zinnia thông thường, trước tiên bằng môi trường lỏng và sau đó bằng dung dịch gel, vốn bao gồm các hormone và chất dinh dưỡng.
Bằng cách thay đổi nồng độ của các kích thích tố này, các nhà nghiên cứu có thể kiểm soát độ cứng, sức mạnh, mật độ và nhiều tính chất vật lý và cơ học khác của loại thực vật được trồng trong phòng thí nghiệm.
"Công trình nghiên cứu đã đề xuất một phương pháp mới mẻ để tạo ra những vật liệu dạng thực vật. Chúng có thể điều chỉnh được bằng công nghệ in 3D từ việc nuôi cấy tế bào với khả năng giảm chất thải, tăng năng suất và tỷ lệ sản xuất, giảm sự gián đoạn môi trường vì những mẫu cấy được tạo ra từ một mẫu thực vật đơn lẻ, thay vì phải hy sinh toàn bộ thảm thực vật.", các nhà khoa học đã viết trong báo cáo nghiên cứu.
Đây chỉ là một bước khởi đầu nhỏ
Được biết, sau khi hoàn thành công trình nghiên cứu tại MIT, tác giả chính của nghiên cứu, ông Ashley Beckwith đã thành lập một công ty có tên là FORAY bioscience nhằm tiếp tục phát triển các kỹ thuật và phương pháp trồng gỗ mới mà không cần chặt phá rừng. .
Cụ thể, phương pháp hiện nay liên quan đến việc phát triển các chất thực vật từ những tế bào giống zinnia thông thường chỉ là bước đầu tiên của sự phát triển công nghiệp theo hướng tế bào này.
Đây cũng là phương pháp đầu tiên sử dụng kỹ thuật mô để sản xuất vật liệu từ thực vật trong phòng thí nghiệm. Cho đến nay, các nhà khoa học chỉ sử dụng phương pháp này cho nuôi cấy tế bào động vật.
Trong thời gan tới, Beckwith và nhóm nghiên cứu hiện đang lên kế hoạch in gõ 3D trong phòng thí nghiệm từ những tế bào của các loại cây như cây thông. Nếu nhóm nhà khoa học của FORAY bioscience thành công, thế giới có thể sẽ có giải pháp chấm dứt nạn chặt phá rừng.
Nguồn: Toquoc