Thông tin Bảo vệ môi trường

Thứ Bảy, 9/11/2024 |

Môi trường SOS

Thế giới với bài toán ô nhiễm không khí

04/04/2014 4:03:35 PM Từ Châu Âu, Châu Á đến Châu Phi đang phải đối diện với bài toán đẩy lùi ô nhiễm bởi khói bụi đến từ các nhà máy sản xuất, phương tiện giao thông…


Ô nhiễm môi trường không khí đến từ nhiều nguyên nhân đang đe dọa sự sống của người dân thế giới.

Anh và Trung Quốc trải qua đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng


Bụi từ sa mạc Sahara, khí thải từ lục địa châu Âu, gió thấp phía Nam dịp Phục sinh và tình trạng ô nhiễm không khí trong nước đang kết hợp với nhau tạo nên mức độ ô nhiễm kỷ lục tại Anh và tình trạng này có thể kéo dài đến cuối tuần này.

Theo phóng viên TTXVN tại London (Anh Quốc), mỗi năm có vài đợt "quốc đảo sương mù" phải hứng chịu lượng bụi cát từ sa mạc Sahara thổi sang. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm hiện nay ở Anh có phần chịu ảnh hưởng từ một trận bão lớn đang xảy ra ở Bắc Phi.

Theo thông tin từ Bộ Môi trường Thực phẩm&Các Vấn đề Nông thôn Anh, mức độ ô nhiễm không khí đo sáng 3/4 tại vùng Đông Nam nước Anh, bao gồm cả khu vực thủ đô London, đã lên đến mức 9 trong thang đo mức ô nhiễm từ 1-10.

Trong khi đó tại Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm không khí đã lên đến mức báo động khi trong ngày 3/4, các phương tiện truyền thông nhà nước đăng tải hình ảnh người dân thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam đứng xếp hàng để có thể hít thở không khí sạch được niêm phong trong bao bì kín do Công ty du lịch khu vực núi Laojun – tỉnh Hà Nam đưa ra.

Những hình ảnh ghi lại các bậc phụ huynh lấy mặt nạ áp vào mặt con em của họ để chúng “thưởng thức mùi vị của không khí sạch”, một “xa xỉ phẩm” đối với người dân Trung Quốc kể từ khi tình trạng ô nhiễm môi trường ở quốc gia này vượt qua mức báo động đỏ.

Theo thống kê của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc, Trịnh Châu là thành phố đứng thứ 10 trong danh sách các thành phố có tình trạng ô nhiễm môi trường tồi tệ nhất năm 2013, với chỉ số ô nhiễm AQI đạt mức 157, vượt xa thủ đô Bắc Kinh với AQI ở mức 55.

Còn theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp và Bờ Biển Ngà (Ivory-Coast) được công bố hôm 11/3, với sự bùng nổ dân số thành thị sử dụng than đá và gỗ làm nguồn cung cấp năng lượng, châu Phi có thể sẽ "đóng góp" ít nhất 55% trong tổng lượng chất thải gây ô nhiễm của thế giới vào năm 2030.

Nạn nhân Châu Á

Theo một báo cáo quốc tế mới đây, những chứng bệnh có liên quan đến ô nhiễm đang giết chết 3,2 triệu người mỗi năm, trong đó 2/3 nạn nhân ở châu Á.

Tạp chí y khoa Lancet cho biết, mỗi năm ở châu Á có khoảng 2,1 triệu người chết sớm vì không khí ô nhiễm.

Còn theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), riêng ở khu vực Đông Nam Á mỗi năm có 700.000 người chết sớm vì liên quan đến ô nhiễm không khí.

Ở Mỹ, ô nhiễm môi trường làm 200.000 người chết mỗi năm, trong đó California chiếm 21.000 trường hợp.

Ở Ấn Độ, có đến 180 thành phố có mức ô nhiễm cao gấp 6 lần mức quy định tối đa của WHO. Nước này là quốc gia có số người chết vì ô nhiễm nhiều thứ 5 trên thế giới.

Trên toàn châu Âu, số người chết mỗi năm vì ô nhiễm là 100.000 người. Riêng ở Anh, Đức, Pháp, con số này là 29.000 người.

Khánh Hiền (MOITRUONG.COM.VN/tổng hợp theo tin nước ngoài)

Share |

Các tin khác:

Ăn rau củ quả nhiều màu tốt cho sức khỏe

Ăn rau củ quả nhiều màu tốt cho sức khỏe

Nhà dinh dưỡng học Wu Peifen nhấn mạnh rằng tốt nhất nên ăn đủ 5 màu thực phẩm mỗi ngày, hoặc ít nhất là 3 màu và nắm bắt nguyên tắc đơn giản “càng nhiều màu càng tốt cho sức khỏe”. Xem thêm bài khác

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào tới môi trường chung toàn cầu: