Kết quả mô hình hóa từ hơn 20 viện
nghiên cứu trên thế giới đang được xem xét và biên soạn vào bkản đánh giá thứ 6 bởi Ủy ban Liên Chính phủ của Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Intergovernmental Panel on Climate Change), dự kiến sẽ được công bố vào năm sau.
So với bản đánh giá gần đây nhất vào năm 2014, 25% trong số các viện nghiên cứu này cho thấy
nhiệt độ có thể tăng đến 5 ℃ thay vì 3 ℃ như được dự báo trước đây trong kịch bản xấu nhất. Đây là mức tăng nhiệt độ được dự đoán từ việc tăng gấp đôi nồng độ CO2 khí quyển so với mức trước thời kỳ công nghiệp hóa (ở mức 280 ppm). Hiện nay nồng độ CO2 khí quyển đang nằm ở mức 417 ppm, gần gấp rưỡi so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Như vậy,
hệ thống khí hậu có thể nhạy cảm với mức tăng nồng độ CO2 khí quyển hơn các kết luận được đưa ra trước đây. Điều này đã gây sốc cho nhiều nhà quan sát kỳ cựu, bởi vì các giả định về độ nhạy của khí hậu đã không thay đổi kể từ những năm 1980.
“Điều này là rất đáng lo ngại”, Giáo sư Johan Rockström, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Biến đổi Khí hậu Potsdam, cho biết. “Sự nhạy cảm của khí hậu với sự thay đổi nồng độ CO2 khí quyển là chỉ số chính quyết định những
rủi ro về khí hậu trong tương lai. Trong 40 năm qua, nó đã được nghĩ là 3 ℃. Nhưng, bây giờ, chúng ta bắt đầu thấy các mô hình khí hậu lớn được thực hiện trên các siêu máy tính tốt nhất thế giới cho thấy mọi thứ có thể tồi tệ hơn chúng ta nghĩ.”
Ông cho biết với độ nhạy khí hậu trên 5 ℃ sẽ giảm khả năng hành động của con người trong nỗ lực làm giảm thiểu các tác động xấu nhất của nóng lên
toàn cầu. “Chúng ta sẽ không thể đạt được mức tăng nhiệt độ 1,5 ℃ như mong đợi. Điều tốt nhất chúng ta có thể nhắm đến là 2 ℃.”
Các dự báo tồi tệ nhất về
mức tăng nhiệt độ vượt quá 5 ℃ đã được đưa ra bởi một số cơ quan nghiên cứu khí hậu hàng đầu thế giới, bao gồm UK Met Office’s Hadley Centre và the EU’s Community Earth System Model.
Sự thay đổi trong dự đoán độ nhạy cảm của khí hậu với nồng độ CO2 khí quyển có thể bởi vì các mô hình khí hậu trước đây đã bỏ qua ảnh hưởng của các đám mây.
Vai trò của mây là một trong những lĩnh vực còn nhiều tranh cãi nhất trong khoa học khí hậu bởi vì rất khó để đo lường các đám mây và chúng còn tùy thuộc vào độ cao, nhiệt độ và các yếu tố khác. Các đám mây có thể đóng vai trò làm ấm hoặc làm mát khí hậu. Trong nhiều thập kỷ, có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này.
Các báo cáo trước đây của IPCC có xu hướng cho rằng các đám mây sẽ có tác động trung tính với khí hậu bởi vì tác động làm ấm và làm mát sẽ triệt tiêu lẫn nhau.
Nhưng trong một năm rưỡi qua, một số bằng chứng đã được phát triển cho thấy hiệu ứng cuối cùng sẽ là làm ấm lên. Điều này dựa trên các mô hình máy tính có độ phân giải tốt hơn và sự phát triển của ngành khoa học vi mô về mây.
“Các đám mây sẽ quyết định số mệnh của loài người. Đa số các mô hình gần đây cho rằng các đám mây sẽ làm tình trạng tệ hơn nữa”, Timothy Palmer, Giáo sư Vật lý Khí hậu tại Đại học Oxford và là thành viên của ban cố vấn Met Office.