Trái đất đang trên đà tăng nhiệt độ
Khi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán các mốc thời gian nóng lên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford và Đại học bang Colorado (Mỹ) nhận thấy rằng nhiệt độ tăng lên mức 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp có thể sẽ bị vượt qua trong thập kỷ tới. Nghiên cứu cũng cho thấy Trái đất đang trên đà tăng nhiệt độ vượt quá 2 độ C, với 50% khả năng đạt được mức chuẩn nghiêm trọng vào giữa thế kỷ này.
Biến đổi khí hậu có thể gây ra chiến tranh thương mại
Những xung đột mới về chính sách khí hậu đang gây căng thẳng cho các nhóm đồng minh quốc tế và hệ thống thương mại toàn cầu. Điều này báo hiệu một tương lai trong đó các chính sách được thiết kế để ngăn chặn thảm họa môi trường nhưng cũng có thể dẫn đến các cuộc chiến thương mại xuyên biên giới thường xuyên hơn.
Khí hậu toàn cầu trước mốc nguy hiểm
Bất chấp đợt lạnh khủng khiếp kéo dài hơn 10 ngày tại nhiều quốc gia châu Á kể từ ngày 15/1/2023 khiến ít nhất 152 người chết; trong một thông báo ngày 29/1, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vẫn cho rằng trong năm nay nhiệt độ toàn cầu sẽ nóng hơn.
Châu Phi cần 100 tỷ USD mỗi năm để thích ứng với biến đổi khí hậu
Nhà kinh tế trưởng kiêm Trưởng nhóm Chiến lược, Phân tích và Nghiên cứu về châu Phi của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), ông Raymond Gilpin cho rằng châu Phi cần hơn 100 tỷ USD mỗi năm đến năm 2030 để đạt được tiến bộ trong giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dự báo về xu thế khí tượng thủy văn năm 2023
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) Quốc gia đưa ra nhận định về xu thế KTTV năm 2023. Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, La Nina sẽ duy trì đến hết mùa Xuân năm 2023 với xác suất 70-75%, sau đó có xu hướng chuyển dần sang trạng thái trung tính vào những tháng mùa hè.
Những cuốn sách hay về môi trường và biến đổi khí hậu
“Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu”, “Băng - Những câu chuyện ly kỳ từ một thế giới đang dần biến mất”, “Thảm họa khí hậu - Chúng ta đã có gì và làm gì để ứng phó?”,... nằm trong số những cuốn sách giúp độc giả có cái nhìn trực diện và bao quát hơn khi nói đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.
2022 là năm nóng kỷ lục của các đại dương
Hơn 90% lượng nhiệt dư thừa bị giữ lại do khí thải nhà kính được hấp thụ trong các đại dương. Các ghi chép bắt đầu từ năm 1958 cho thấy nhiệt độ đại dương gia tăng là việc không thể tránh khỏi, với sự gia tăng nhiệt độ sau năm 1990.Hơn 90% lượng nhiệt dư thừa bị giữ lại do khí thải nhà kính được hấp thụ trong các đại dương. Các ghi chép bắt đầu từ năm 1958 cho thấy nhiệt độ đại dương gia tăng là việc không thể tránh khỏi, với sự gia tăng nhiệt độ sau năm 1990.
Thời tiết cực đoan khiến thế giới thiệt hại 270 tỷ USD
Tổng thiệt hại do bão, lũ và các thảm họa tự nhiên khác, gồm cả những thiệt hại không được bảo hiểm chi trả trong năm 2022 là vào khoảng 270 tỷ USD. Con số này giảm so với mức “kỷ lục” 320 tỷ USD trong năm 2021 và gần bằng mức trung bình của 5 năm trước.
Biến đối khí hậu làm gia tăng bạo lực gia đình
Nghiên cứu cho thấy bạo lực gia đình tăng 60% ở những khu vực có thời tiết khắc nghiệt, do biến đối khí hậu gây ra. Nghiên cứu này cùng với 40 nghiên cứu khác được công bố gần đây trên tạp chí The Lancet còn phát hiện, vấn nạn bạo lực trên cơ sở giới cũng gia tăng trong hoặc sau các hiện tượng thời tiết cực đoan.